TRANG VĂN HÓA- LỊCH SỬ

Bên Nầy Quê Cũ

Tác giả: Dương Đại Trường
Thể loại: Truyện ngắn

Lời tác giả: Sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm, đời sống của người dân vô cùng khốn khổ, mất tự do và dân chủ! Vì vậy, người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên, bỏ nước ra đi mong tìm được một cuộc sống có tự do. Trong số những người chạy trốn chế độ cộng sản, có những hoàn cảnh đau thương: Vợ chồng ly tán, cha con lưu lạc, người đi kẻ ở lại mang những nỗi sầu chờ đợi... Truyện ngắn sau đây là phác họa đời sống hiện thực của người cha đi theo tiếng sét ái tình, vượt biển đến Malaysia và định cư ở Úc, bỏ lại quê nhà những đứa con sống cuộc đời nghèo khổ....

Bà Mai thường ngày ngồi ủ rủ trong căn nhà lá lụp xụp bên bờ Sông Cầu. Mắt nhìn ra phía dòng sông, thỉnh thoảng lầm bầm chữi chồng:
- Anh ác lắm! Anh đi theo vợ bé bỏ lại em và ba đứa con thơ dại, đói khổ.! Con Xuân, con Hạ và con Thu. Tụi nó có tội tình gì mà anh bỏ rơi chúng nó...
Có những khi bà Mai cười khanh khách hát lên những câu ca dao ru con:
* Ầu ơ! Ầu ơ!!!!!
Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.

Những lời chữi chồng và bài hát ru con của bà Mai hình như nghe quen thuộc đối với những người lối xóm, láng giềng với bà. Cái nguyên do đã khiến bà Mai trở thành người đàn bà điên là vì bà bị ông Văn, người chồng đầu đời của bà được danh chánh cưới hỏi, âm thầm bỏ nhà trốn đi vượt biển với người yêu, bỏ lại bà và ba đứa con còn nhỏ dại, sống đói khổ trong một xã hội giao thời sau năm 1975! Những năm đầu kể từ khi mới bị chồng bỏ, bà Mai vẫn còn hoạt bát, nói năng chửng chạc, còn nghị lực để lặn lội sớm hôm mua tảo bán tần kiếm tiền nuôi ba đứa con no ấm trong hoàn cảnh kinh tế gạo châu củi quế sau ngày đất nước được gọi là Giải Phóng! Rồi dần dà, có lẽ cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bị nhiều uất ức tâm lý do hoàn cảnh bị chồng bỏ rơi theo vợ nhỏ nên đã khiến cho bà trở thành người điên ở xóm Sông Cầu!!!
Những năm tháng cuối đời, sau khi bà Mai bị bệnh tâm thần trầm trọng, cứ mỗi buổi sáng bà đặt chiếc ghế ngồi ngay trước cửa nhà, bất kỳ ai đi ngang qua nhà, nếu là phụ nữ đều bị bà chỉ tay chữi mắng:
- Đồ đĩ ngựa! Mầy giựt chồng tao! Mầy trả anh Văn về cho tao.!!!
Nếu là đàn ông thì bà Mai khóc lóc van xin:
- Hu! Hu! Hu! Anh Văn ơi! Sao anh không về nhà chung sống với em và ba đứa con của mình!!! Bây giờ anh ở đâu? Em thương nhớ anh nhiều lắm!
Bà con láng giềng khi nhìn thấy thân hình mỗi ngày trở nên gầy ốm và tiều tụy của bà Mai, ai cũng xót xa trách móc. Bà Sáu bán quán chạp phô ở đầu đường thường hay mắng trách người chồng bạc tình:
- Thằng Văn khốn nạn! Vô tâm vô đức! Đi vượt biển với người tình, bỏ lại vợ lớn và những đứa con ở quê nhà sống đời nghèo khổ và bệnh hoạn...
Ông Tư Xe Lôi cạnh nhà bà Mai có đứa con gái cùng làm nghề nông với Văn bên Úc, nên biết rất rỏ về Văn, mỗi khi nhìn bà Mai trong cơn điên khùng, động lòng thương xót buông tiếng thở dài:
- Phải chi thằng Văn nghèo khổ bên Úc thì mình không trách nó! Nghe con gái tôi nói nó trong nhóm "đại gia xứ rẩy" ở tiểu bang Nam Úc, nông trại của nó có mấy chục căn nhà kính trồng dưa leo, cà chua. Văn và vợ sau của nó giữ chức nầy chức nọ trong Hội Nông Gia, gia đình nó cũng thường hay làm từ thiện... Thế mà nó nhẩn tâm bỏ rơi những đứa con của dòng vợ lớn sống trong cảnh cơ hàn, đói rách!
Những người qua đường nghe ông Tư nói về gia cảnh giàu sang hiện tại của Văn bên Úc, miệng lầm bầm nguyền rủa:
- Đồ khốn kiếp! Người cha không có lương tâm! Sống giàu sang ở nước ngoài mà không lo nghĩ về mấy đứa con ruột thịt của mình.
Rồi thời gian không bao lâu sau bà Mai lặng lẻ qua đời. Bà ra đi trong một buổi tối mùa đông giá lạnh mưa phùn, vào thời điểm mà người thân không ai hay biết, mãi đến khi trời sáng mấy đứa con mới phát hiện mẹ chúng nó đã chết từ lúc nào! Khi phát hiện thì thân thể của bà đã lạnh ngắt và cứng đơ! Từ dạo đó, bà con lối xóm không còn nghe tiếng chữi mắng và tiếng ru con ầu ơ nghe buồn nảo nuột của bà Mai nữa. Căn nhà lá xập xệ bên bờ Sông Cầu đã quạnh hiu từ khi bà rời bỏ cuộc đời ô trọc đi về bên kia thế giới. Hằng ngày, căn nhà cửa đóng im lìm, vắng bóng người ra vào, bởi vì mấy đứa con đi làm kiếm tiền sinh sống: Con Xuân tìm được việc làm ở xí nghiệp xuất khẩu hải sản, cách nhà hơn năm cây số nên sáng phải thức dậy sớm đạp xe đến chỗ làm cho kịp giờ. Con Hạ làm công nhân cho xí nghiệp giầy da và con Thu tìm được việc làm tiếp viên cho nhà hàng ở thị trấn. Ba chị em mỗi người một việc làm kiếm tiền sinh sống. Họ chỉ gặp mặt nhau vào buổi tối sau giờ làm việc, quây quần bên nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi.
Một năm sau, từ ngày bà Mai qua đời, ba chị em đùm bọc nhau sinh sống, cố gắng làm lụng vất vả và dành dụm tiền bạc nên không bao lâu họ đã sửa sang căn nhà lại khang trang. Cốt ý của ba chị em xây lại căn nhà cũ để làm nơi thờ phụng cho bà Mai và giữ mảnh đất nầy làm kỷ niệm nơi chôn nhau cắt rốn của họ lúc chào đời!. Căn nhà mới có ba phòng ngủ nhỏ và một phòng khách. Nhà xây tường, nước sơn màu hột gà, mái nhà lợp bằng tôn.
Khi căn nhà xây xong, thói đời của con người thường hay ganh tị, bà con láng giềng lại đế ý và nói lời dèm pha đến ba chị em của họ, nhất là những lời bàn tán về nguồn tiền xây cất căn nhà. Kẻ thì bảo rằng:
- Ba chị em nó làm gì có tiền mà cất nhà, tiền do cha chúng nó bên Úc gởi về cho.
Người thì hiểu biết qua hoàn cảnh của ba chị em, chau mày suy nghĩ, phân tích:
- Không đâu! Thằng Văn xưa nay không liên lạc với mẹ con của bà Mai, làm gì có chuyện gởi tiền về cho chúng nó xây nhà!
Riêng ông Tư Xe Lôi, biết rỏ về gia cảnh của Văn bên Úc nên khẳng định:
- Căn nhà nầy được xây cất là do tiền bạc của ba chị em nó làm lụng vất vả, chung góp vào nhau để xây căn nhà nầy! Tôi chắc chắn là thằng Văn không bao giờ gởi về cho chúng nó một đồng xu nào đâu! Bởi vì con Tú Lan, vợ sau của thằng Văn cầm quyền gia đình và nghe con gái tôi nói bản tính của Tú Lan xéo xắt, hung dữ như sư tử Hà Đông, làm gì có chuyện xót thương con riêng của chồng!
Từ khi nghe lời giải thích của ông Tư, những người láng giềng tò mò về việc xây nhà mới của ba đứa con bà Mai đã không còn ai thắc mắc gì nữa. Rồi một hôm, sự việc xảy ra ở nhà hàng Sông Cầu: Công An khám phá đường dây mại dâm trá hình ở bên trong nhà hàng. Những người phụ nữ hành nghề mại dâm bị bắt về đồn công an phường Sông Cầu, có cô Thu con của bà Mai trong số đó! Bây giờ, dư luận về ba chị em của nó xây nhà lại xôn xao trở lại. Bà Sáu quán chạp phô vốn dĩ đã ganh tị với những đứa con bà Mai, nghe tin nầy bỉm môi nói xiên nói xéo:
- Ba chị em nó làm ăn tài giỏi gì đâu! Chúng nó chỉ bán dâm mới có tiền xây nhà!
Ông Tư Xe Kéo lúc nào cũng bênh vực ba chị em con Xuân, ông Tư nhìn bà Sáu gằn giọng:
- Con Thu nó nhẹ dạ nên mới rơi vào hoàn cảnh nầy! Bà đừng quơ đủa cả nắm! Bà cười người ta hôm nay, sau nầy con gái của bà nhở lầm đường lạc lối thì ai cười bà hả.?....
Khi được tin đứa em bị bắt về tội mại dâm, con Xuân sửng sốt về tin xấu nầy và tức tốc đến cơ quan công an để hiểu rỏ thực hư câu chuyện của em mình. Vừa bước vào văn phòng công an phường, anh công an trực hỏi Xuân:
- Chị đến làm đơn bảo lãnh em gái hả?
- Dạ phải! Em tôi bị tội gì?
- Tội mại dâm! Cô ấy bị bắt quả tang đang tiếp khách trong phòng kín.
Con Xuân vừa nghe công an viên nói về tội trạng của em mình, khóc òa lên :
- Không! Không! Em tôi không làm nghề mại dâm! Nó ngoan và hiền lắm! Nó là đứa em mà tôi thương yêu nhất trong gia đình.
- Chúng tôi có hình ảnh ghi lại hiện trường khi khám xét! Em của chị và người mua dâm đang trần truồng trong phòng...
Nghe công an viên nói có bằng chứng rỏ ràng em mình mãi dâm, Xuân thốt lên:
- Thu ơi! Sao em đến nông nỗi nầy!
Vừa khóc Xuân vừa ký vào đơn xin bảo lảnh con Thu về nhà.
Căn nhà bên bờ Sông Cầu của ba chị em chìm trong bóng tối dày đặc và vắng lặng của màn đêm! Con Thu ngồi ủ rủ trên chiếc giường, mái tóc rối bù xỏa xuống bờ vai nhỏ bé! Thỉnh thoảng con Thu khóc thút thít thành tiếng:
- Hu! Hu! Hu!... Em hối hận quá chị hai ơi! Vì muốn kiếm tiền phụ với chị trả nợ tiền vay ngân hàng nên em mới xảy ra nông nỗi nầy!.
Con Xuân nhìn thấy đứa em thốt lên niềm hối hận, đến ngồi xuống bên cạnh em mình, vừa vuốt lại mái tóc con Thu vừa nói lời khuyên nhủ:
- Nín đi em! Sống trên đời ai cũng phải có một lần lầm lỗi! Điều quan trọng nhất là em phải biết hối cải để làm người tốt trở lại...
Con Xuân ngừng nói, lấy chiếc khăn lau nước mắt cho đứa em rồi khuyên tiếp:
- Kể từ bây giờ, em ở nhà lo cơm nước, giặt đồ, coi chừng nhà ... Chị và con Hạ mới yên tâm đi làm kiếm tiền lo cuộc sống cho gia đình chúng ta.
- Dạ! Em hứa với chị hai.
Nói xong lời hứa với chị, con Thu đi đến bàn thờ bà Mai khấn vái:
- Mẹ! Con đốt nén hương nầy xin mẹ thứ lỗi cho con đã làm mất danh giá gia đình mình và cầu mong mẹ linh thiêng phù hộ cho ba chị em chúng con được mạnh khỏe.
Kể từ đó ba chị em của họ sống khép kín trong căn nhà bên bờ Sông Cầu. Năm tháng trôi qua với thân phận mồ côi mẹ và người cha biền biệt ở phương trời Úc Châu!!!
Về phần Văn, Sau khi đánh thắng canh bạc trên biển cả cùng với người yêu Tú Lan, Văn đã được định cư ở tiểu bang Nam Úc, hành nghề trồng trọt hoa màu trong nhà kính. Thời gian đầu mới chuyển về cư ngụ vùng Virginia, Văn khoác lên mình lớp vỏ của mẩu người trí thức: Kỹ sư cơ khí tốt nghiêp trường đại học kỷ thuật Phú Thọ. Cũng nhờ tài nói phét vốn có nên Văn và Tú Lan đã hội nhập nhanh chóng vào sinh hoạt hội đoàn ở Nam Úc và giữ những chức vụ hữu danh vô thực. Trong những chức vụ mà Văn và Tú Lan đảm nhiệm, có những chức vụ nghe qua đã hình tượng một người nông dân chất phác, nhưng ra vẽ ta đây tri thức nghề nghiệp: Trưởng ban Thanh Lý Nông Gia, hội trưởng Phụ Nữ Nông Gia, trung tâm phó Trung Tâm Văn Hóa Nông Gia....Tuy những chức vụ ảo quyền nhưng vợ chồng Văn cứ tưởng như mình có quyền sinh sát trong tay, nay chách chức người nầy rồi mai bổ nhiệm người nọ vào ban chấp hành trung tâm Văn Hóa, tung hoành một cỏi ở nơi chốn nông dân chân lấm tay bùn. Hành động lộng quyền của vợ chồng Văn dẫn đến những tác hại làm phân hóa sinh hoạt nông gia Việt Nam nơi vùng Virginia như: Tự động thành lập Ban Bầu Cử và dựng lên một liên danh bù nhìn, gồm những thành viên vô học bất tài, nhằm mục đích chiếm hữu Trung Tâm Văn Hóa thuộc về phe nhóm của họ. Cũng kể từ đây phe nhóm của Văn được giới nông gia vùng Virginia gọi dưới danh từ mĩa mai là: Đại Gia Xứ Rẩy
Vào những ngày cuối đông thời tiết bớt lạnh, ông Tư Xe Lôi được đứa con bảo lảnh qua Úc thăm thân nhân. Và cái dĩ vãng tàn nhẩn mang tính vô lương tâm của Văn bị ông Tư khơi lại, khi tình cờ hai người gặp nhau nơi khu mua sắm Elizabeth. Lúc đó Văn đang loay quay đặt những món hàng vào chiếc xe đẩy trong siêu thị Woolworth, ông Tư phía sau vỗ nhẹ vào vai:
- Chú Văn! Còn nhớ tôi không?
Văn giật mình quay đầu nhìn lại, giả bộ chau mày cố nhớ người vừa hỏi mình. Ông Tư bắt lấy bàn tay Văn thể hiện cách chào nhau, rồi nhắc nhở:
- Tôi là Tư Xe Lôi! Năm xưa nhà tôi gần nhà của chú ở Việt Nam...
Văn ẩm ờ, định làm người xa lạ. Ông Tư nói tiếp:
- Tôi gặp được chú, có vài lời tâm tình với chú về những đứa con bà vợ lớn của chú còn ở Việt Nam!
Biết khó tránh né, Văn nhẹ giọng:
- Ồ! Tôi nhớ rồi! Anh em mình đến Food Court ngồi uống nước và nói chuyện.
Vừa ngồi xuống ghế, Tư Xe Lôi thở dài, khẻ trách Văn:
- Chú mầy tệ quá! Hơn hai mươi năm qua chú đã bỏ quên ba đứa con và người vợ đầu đời của chú!
- Em vì hoàn cảnh!
Tư Xe Lôi đã nghe con gái kể sơ qua về tính tình ích kỹ của Tú Lan, ông Tư ngắt lời Văn:
- Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu đi nữa, chú cũng phải vay mượn tiển bạc gởi về phụ giúp gia đình nuôi ba đứa con, dù sao chúng nó cũng là dòng máu của chú mà! Tú Lan là kẻ đến sau, giựt chồng người ta thì phải nghĩ đến hậu quả sau nầy!!!
Vì đã hơn hai mươi năm Văn chưa hề liên lạc với bà Mai, nghe ông Tư nhắc đến vợ mình, Văn hỏi thăm:
- Má con Xuân bây giờ sinh sống ra sao hả anh Tư?
- Vợ chú đã qua đời!
Văn cúi mặt, tự trách:
- Em thật là một người đàn ông bạc tình, thiếu trách nhiệm.!!!.. Mẹ của con Xuân chết bao giờ hả anh Tư?
- Đã hơn bốn năm rồi!
Tư Xe Lôi thở dài nhắc về bà Mai:
- Vợ của chú chết cho khỏe thân! Sống thêm nữa cũng bị hành hạ thể xác vì chứng bệnh tâm thần!
- Anh nói sao! Vợ em bị bệnh tâm thần?
- Ừ! Con Mai bị chú bỏ nhà theo vợ nhỏ từ dạo ấy, mấy năm sau đó con Mai bị bệnh tâm thần, dằng dặc thể xác kéo dài hơn sáu năm trời mới chết! Những ngày cuối đời của con Mai, hình dáng của nó thường ngày ngồi trước cửa nhà trông rất thảm thương: Thân hình ốm nhom, tóc rối bù buông xỏa khuôn mặt hốc hác, miệng lảm nhảm chữi rủa những người đi ngang qua trước nhà...
Nghe Tư Xe Lôi nói đến đây, Văn cúi mặt như tránh né cảm xúc đang dâng lên trong lòng, nói với ông Tư:
- Vợ em ở nhà chờ em mua thực phẩm về nấu cơm, chúng ta chia tay và có dịp sẽ gặp lại sau.
Trước khi hai người từ giã, Tư Xe Lôi nói nhắc lần nữa:
- Chú mầy nên tìm cách gởi tiền về giúp đở những đứa con ở Việt Nam, chúng nó vẫn còn sống trong cảnh nghèo khổ!
Sau khi gặp mặt Tư Xe Lôi, Văn trở về nhà trong tâm trạng hối hận dày vò lương tâm. Về tới nhà Văn đậu xe vào carpark, mở cửa nhà bếp đưa thực phẩm cho Tú Lan làm cơm rồi bước ra ngoài ngồi nơi cửa nhà kho ngắm nhìn khoảng trời rộng bao la trong vắt đến tận mây xanh. Văn suy nghĩ những lời vừa kể của Tư Xe Lôi về hoàn cảnh vợ con mình nơi quê nhà mà bấy lâu nay mình không màng tời, lòng như se sắt quặn đau. Bên ngoài, nắng trưa hè chói chang gọi xuống những căn nhà kính phản chiếu tia sáng lấp lánh, làm tăng thêm sự nóng bỏng của mùa hè đang rực lửa! Bổng một con chim lạc loài xà xuống đậu dưới gốc cây dưa leo tránh nắng, kêu lên tiếng kêu buồn hiu lạc đàn! Nhìn con chim lẻ loi, Văn chợt nghĩ lại mình giống như con chim kia, đã lạc đàn hơn hai mươi năm chưa tìm về tổ cũ! Trong ngần ấy của hai mươi năm sương gió, giờ đây thời gian đã điểm trắng mái đầu người phiêu bạt, Văn đã bỏ lại sau lưng đời mình số phận hẩm hiu của những đứa con bất hạnh thiếu tình phụ tử!...
Văn càng suy nghĩ về người vợ cũ, trong đầu óc càng ẩn hiện những hình ảnh quá khứ như trùng điệp kéo nhau về hiện tại, khơi niềm hối hận chưa nguôi.Trong chuỗi kỷ niệm ngủ vùi dưới lớp bụi thời gian năm xưa, hiện rỏ nhất là tháng ngày Văn chung sống hạnh phúc với Mai và ba đứa con trong căn nhà lá bên bờ Sông Cầu đượm thắm hương vị ngọt ngào một gia đình đầm ấm. Ngày tháng ấy, hình như quanh quẩn đâu đây còn vọng lại tiếng cười của vợ hiền, của những đứa con thơ sau một ngày Văn đi làm về sum họp bửa cơm chiều đạm bạc dưới ánh đèn dầu.! Giờ đây, tuy Văn có cuộc sống mới đầy đủ vật chất, nhà cao cửa rộng, nhưng so sánh với mái ấm gia đình ngày xưa, Văn chưa một lần hưởng được những thứ hạnh phúc đơn sơ ấy!
Văn đang theo đuổi những ý tưởng, bất chợt Tú Lan từ trong nhà bước ra nhìn thấy chồng có cử chỉ khác thường hằng ngày, Tú Lan đến bên chồng thỏ thẻ:
- Ông xã! Hôm nay anh có tâm sự hả?
- Một thoáng suy nghĩ về quá khứ ngày xưa!
Tú Lan nhỏng nhẻo, tò mò hỏi:
- Chuyện gì cho em biết được không ông xã yêu?
- Anh đang suy nghĩ về Mai và những đứa con của nó.
Vừa nghe chồng nhắc người vợ cũ, Tú Lan nói ghen tuông:
- Thứ đàn bà không thủy chung như bà ấy, anh suy nghĩ đến làm chi cho bận lòng... Đã hơn hai mươi năm qua rồi, anh nhắc chuyện cũ làm gì! Anh không sợ gia đình mình mất hạnh phúc sao? Chắc gi hơn hai mươi năm qua con Mai chung thủy chờ anh.!
Văn nghe Tú Lan nhắc đến hai chữ hạnh phúc và chung thủy, nhìn chăm vào mặt vợ quát mắng:
- Hạnh phúc! Chung thủy!!! Em là người phá hạnh phúc của con Mai mà còn lớn giọng. Xét về lòng chung thủy, con Mai thủy chung trọn vẹn hay không thì bà con láng giềng đã hiểu! Ngày xưa, nếu em đừng ích kỹ và cản trở thì anh cho Mai và ba đứa con của anh theo chúng ta đi vượt biển rồi, bây giờ tụi nó đâu có chịu đựng cuộc sống nghèo khổ nữa!
- Anh..! Anh...! Anh bênh vực con Mai, mắng chữi em!
- Anh nói có đúng không? Đàn bà như em đây, đều ích kỹ và nhỏ mọn.... Em cũng giống như bà Tám Hoa vợ ông Tư Bông, thường hay vu khống người vợ lớn là không chung thủy!.. Mấy bà lấy cớ nầy, cớ nọ để cấm chồng không cho gởi tiền về nuôi con riêng của vợ lớn! Mấy bà cư xử theo lòng ghen tuông và ích kỷ mà thôi!
Văn ngừng giây phút nhớ chuyện cũ rồi nói trách Tú Lan:
- Bọn đàn bà như em và Tám Hoa, thường hay đi chùa chiềng và bỏ tiền ra bạc ngàn để làm công việc từ thiện, cứu trợ bảo lụt để lấy tiếng... Nhưng ngược lại đối xử khắt khe và ích kỷ với con riêng của chồng! Công đức đâu thì anh không thấy, chỉ thấy các bà làm từ thiện với cốt ý để mua danh mại chức chứ không có cái tâm thực sự!.
Tú Lan biết Văn đang nóng giận, nói vuốt ve:
- Anh à! Chuyện của đàn bà, hơi đâu mà anh để ý đến. Từ đây về sau anh gởi tiền về Việt Nam cho con anh bao nhiêu cũng mặc kệ, em không ngăn cản.
Văn là người vốn có bản tính hẹp hòi, keo kiệt nên khi nghe vợ nói cho phép gởi tiền về cho con vợ lớn, Văn chép miệng than:
- Anh nói vậy chứ tiền làm cực khổ, không phải muốn gởi cho bao nhiêu cũng được đâu em! Bọn nó vẫn kiếm tiền sinh sống từ xưa đến nay, bây giở gởi tiền về cho thì chúng nó ỷ lại mà lười biếng lao động...
Tú Lan biết mình nói đúng tâm lý của chồng, nhoẻn miệng cười:
- Ông xã suy nghĩ đúng đó! Thói thường, tiền bạc không làm cực khổ thì con người ta hay phung phí!
- Ừ nhỉ! Không nên tập cho chúng nó thói quen xài tiền.!
Còn hai hôm nữa là Tư Xe Lôi về lại Việt Nam. Ông Tư là người hiểu rỏ hoàn cảnh túng thiếu của ba chị em con Xuân nên điện thoại Văn nhắc nhở:
- Chú Văn, ngày mốt tôi về Việt Nam! Chú có gởi cho ba đứa con tiền bạc gì không?
Bên kia điện thoại Văn trả lời và dẫn chứng lý do:
- Cám ơn anh Tư! Em đã suy nghĩ kỹ: Không nên tập chúng nó có thói quen ỷ lại vào em...
Tư Xe Lôi nghe Văn nói, tắt điện thoại thở dài:
- Làm người vô lương tâm như Văan thì không bao giờ có sự hối cải!
Ông Tư ngồi uống cafê, nhìn ra bên ngoài suy nghĩ. Trời Nam Úc sắp vào đông. Những cây almond trong khu vườn cạnh nhà bắt đầu rụng lá, có vài cây trơ trọi, những giọt sương đêm còn đọng trên cành lấp lánh dưới tia sáng mặt trời buổi sáng! Ông nghe văng vẳng bên tai tiếng ru con của bà Mai lúc còn sinh thời bên quê nhà:
Ầu ơ! Ầu ơ!
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ.!

Thế là những đứa con của Văn ở quê nhà vẫn như ngày nào không được quan tâm và giúp đở của người cha nơi phương trời viễn xứ! Chúng vẫn âm thầm chịu đựng cuộc sống thiếu thốn trăm bề!

Đầu mùa đông 2014
Dương Đại Trường